CaffeineFX
•  Cây Thuốc Việt Nam

Đại cương


Chia sẻChia sẻChia sẻ

Đường lối phát triển nền y dược học Việt Nam là kết hợp y dược học hiện đại và y dược học cổ truyền để xây dựng nền y dược học dân tộc. Công tác nghiên cứu khoa học về dược liệu là một bộ phận góp phần thực hiện đường lối kết hợp này.


I. NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ DƯỢC LIỆU.

1. THÀNH TỰU VỀ ĐIỀU TRA SƯU TẦM DƯỢC LIỆU:

Đã sưu tầm 1.863 loài cây thuốc của 238 họ thực vật, thu thập gần 8.000 tiêu bản của 1.296 loài. Hơn 1.000 loài đã có mùa hoa quả được tập hợp thành danh mục, và gần 1.000 bài thuốc theo kinh nghiệm của nhân dân.

Đã biên soạn những tài liệu : Danh mục cây thuốc miền Bắc, sổ tay cây thuốc Việt Nam, hướng dẫn bảo vệ, tái sinh và khai thác dược liệu, danh mục cây thuốc cả nước, danh mục mùa hoa quả cây thuốc, danh mục bài thuốc, tập Atlas bản đồ cây thuốc.

Những vùng cây thuốc mọc tập trung đã được phát hiện là cơ sở cho việc khoanh vùng bảo vệ, tái sinh để bảo đảm nguồn nguyên liệu sử dụng lâu dài.

2. NGHIÊN CỨU DI THỰC, TRỒNG TRỌT CÂY THUỐC:

a) Nghiên cứu đưa cây thuốc hoang dại vào trồng trọt:

Đã nghiên cứu kỹ thuật thuần hóa cây thuốc hoang dại, là những cây có giá trị chữa bệnh tốt và có nhu cầu lớn về nguyên liệu để bào chế thuốc mà khả năng tái sinh tự nhiên không đáp ứng được.

Nghiên cứu kỹ thuật nông học với đúc kết kinh nghiệm của nhân dân để xây dựng thành những chỉ dẫn kỹ thuật trồng trọt và phổ biến áp dụng vào sản xuất ở các khu vực kinh tế tập thể và gia đình. Những cây thuốc đó là hương nhu trắng, ích mẫu, hy thiêm, củ mài, tục đoạn, sâm đại hành, hà thủ ô đỏ, dầu giun, dừa cạn, đảng sâm...

b) Di thực cây thuốc nước ngoài:

Đã nhập giống hàng trăm loài cây thuốc của nước ngoài và nghiên cứu thuần hóa trong nhiều năm. Khoảng 70 loài đã thích nghi và sinh trưởng phát triển ổn định trong điều kiện khí hậu của Việt Nam. Những cây bạch truật, sinh địa, đương quy, bạch chỉ, huyền sâm, ngưu tất, xuyên khung, bạc hà... đã được phổ biến trồng rộng rãi. Những cây đỗ trọng, hoàng bá, dưỡng địa hoàng, cà Úc, các loài Dioscorea... đã có qui trình ổn định, đang được nhân giống, sản xuất thí điểm. Năng suất của nhiều cây đạt kết quả khả quan, sản lượng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu làm thuốc.

3. NGHIÊN CỨU DƯỢC HỌC SINH Y HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỌC ĐỂ TẠO CÁC CHẾ PHẨM THUỐC MỚI TỪ DƯỢC LIỆU :

Đã nghiên cứu toàn diện về các mặt hóa thực vật, dược lý, sinh hóa, vi sinh vật, bào chế, tiêu chuẩn hóa, công nghệ học phối hợp với các chuyên khoa lâm sàng nghiên cứu tác dụng điều trị và đã xây dựng thành công qui trình sản xuất của những bán thành phẩm và thành phẩm thuốc chữa bệnh bao gồm:

- Các tinh dầu và sản phẩm từ tinh dầu : bạc hà, quế, tràm, Eugenol, cao xoa, dầu xoa.

- Thuốc trợ tim từ các cây sừng dê, thông thiên.

- Thuốc điều trị xơ mỡ động mạch từ ngưu tất, nghệ.

- Thuốc hạ huyết áp từ các loài ba gạc.

- Thuốc cầm máu từ học, nhọ nồi.

- Thuốc chữa cảm sốt từ các cây bạch chỉ, địa liền, sắn dây.

- Thuốc chữa lị và ỉa chảy: Vàng đắng, hoàng đằng, mức hoa trắng, ba chẽ, vân mộc hương.

- Thuốc trị viêm loét dạ dày và lợi mật từ nghệ, bạch truật, cà độc dược, bồ bồ, actisô.

- Thuốc an thần từ các cây bình vôi, vông nem.

- Thuốc bổ từ tam thất, sâm vũ diệp, đương quy, hà thủ ô đỏ, ba kích, gấc, ngũ gia bì chân chim.

Một số những thuốc trên đã được sản xuất ở những qui mô và tin độ kỹ thuật công nghệ khác nhau.


II. NHỮNG TIẾN BỘ TRONG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT TIÊN TIẾN VÀO NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC.

1. NGHIÊN CỨU HÓA THỰC VẬT :

Đã phân tích đi sâu vào các đơn chất của thành phần hóa học cây thuốc và có phát hiện mới đối với các cây râu hùm, sâm đại hành, tinh dầu vương tùng, tinh dầu bồ bồ và sa nhân...

Về kỹ thuật chiết xuất, đã áp dụng ngày càng có kinh nghiệm các kỹ thuật ổn định và làm giàu hoạt chất. Áp dụng các phương pháp chuyển hóa men hoặc dưới tác dụng các chất xúc tác hóa học vào việc chiết các glucozid trợ tim, các chất steroid và các hoạt chất khác.

Trong phân tích hóa học, áp dụng ngày càng phổ biến các phương pháp phổ hồng ngoại, tử ngoại, cộng hưởng từ hạt nhân, sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp...

2. NGHIÊN CỨU DƯỢC LÝ VÀ ĐỘC TÍNH :

Đã áp dụng ngày càng nhiều các phương pháp điện sinh lý, sinh hóa, tổ chức học, vi sinh vật học. Dùng các phương pháp điện tâm đồ, điện não đồ, phản xạ có điều kiện vào nghiên cứu có độ nhạy và độ chính xác cao đã được chỉnh lý.

Nhiều mô hình bệnh lý thực nghiệm theo những cơ chế bệnh sinh khác nhau cho phép chứng minh tác dụng điều trị thực nghiệm của dược liệu trên súc vật được gây bệnh đã làm tăng độ tin cậy và sự trùng hợp giữa các kết quả nghiên cứu dược lý và lâm sàng. Nhiều tác dụng dược lý mới đã được phát hiện trong cây thuốc hoang dại và cây nhập nội tạo nên những thuốc có tác dụng chữa bệnh tốt như ở các cây sâm đại hành, ngưu tất, chàm mèo...

3. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT :

Đã nhập nhiều giống cây thuốc quý và bắt đầu nghiên cứu chuyên khoa hóa sâu hơn về chọn giống và bảo vệ thực vật. Nghiên cứu về sinh hóa cây trồng và những biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hàm lượng hoạt chất. Việc xây dựng chuyên khoa nuôi cấy mô tế bào bước đầu phục vụ nghiên cứu chọn giống và nhân giống.

4. NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN HÓA DƯỢC LIỆU VÀ CHẾ PHẨM:

Để bảo đảm chất lượng và giá trị chữa bệnh của thuốc thảo mộc, Hội đồng được điển đã biên soạn cuốn Dược liệu Việt Nam về những tiêu chuẩn cấp Nhà nước của 215 dược liệu dùng phổ biến trong y học cổ truyền và 27 chế phẩm thuốc cổ truyền từ dược liệu.

Đối với các chuyên luận về dược liệu, ngoài những qui định về tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản, còn có qui định về phương pháp chế biến, bào chế, tính vị, công năng, cách dùng, liều lượng, kiêng kỵ.

Đối với những dược liệu dùng ít phổ biến, đã xây dựng những tiêu chuẩn cấp ngành và cơ sở.


  1. Lời giới thiệu
  2. Lời các tác giả
  3. Đại cương
  4. Tổ chức điều tra, khai thác và sử dụng cây thuốc
  5. Phơi sấy, chế biến và bảo quản dược liệu
  6. Abrus Precatorius L.
  7. Acanthopanax Trifoliatus (L.) Merr.
  8. Achyranthes Aspera L.
  9. Achyranthes Bidentata Blume
  10. Aconitum Fortunei Hemsl.
  11. Acorus Gramineus Soland.
  12. Acronychia Laurifolia Blume
Copyright Silver Tracer - All Graphics and Scripts by Morning's Ears